TP.HCM xếp thứ 2 cả nước về chuyển đổi số năm 2022

19/07/2023 - 02:02 PM - 142 lượt xem

Theo đó, Báo cáo xếp hạng Chỉ số DTI năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cho thấy, TP.HCM tiếp tục vươn lên xếp hạng thứ 2 toàn quốc. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Thành phố là địa phương có quy mô và mật độ dân số trung bình cao nhất nước được đánh giá triển khai hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số.  Trong đó, Thành phố đã giữ vị trí cao về chỉ số Thể chế số (xếp thứ 1), Hạ tầng số (xếp thứ 1), Hoạt động chính quyền số (thứ 2), Hoạt động kinh tế số (thứ 4) trên toàn quốc.

Trung tâm dữ liệu CMC Data Center Tân Thuận tại TP.HCM.

Trung tâm dữ liệu CMC Data Center Tân Thuận tại TP.HCM.

Dẫn đầu về chỉ số phát triển hạ tầng số

Thành phố đã triển khai thành công tập trung hạ tầng CNTT các cơ quan Nhà nước trên nền tảng điện toán đám mây tại Trung tâm dữ liệu Thành phố và đảm bảo an toàn thông tin, hạ tầng mạng trong các cơ quan Đảng nhà nước năm 2022. Chất lượng mạng viễn thông, internet và cáp quang băng thông rộng Thành phố được nâng cao và phủ khắp đến từng nhà người dân, 100% phường xã, thị trấn không có vùng lõm sóng.

Nền tảng liên thông, chia sẽ dữ liệu Thành phố (HCM LGSP) với các hệ  thống Quốc gia được mở rộng kết nối thông suốt; Thành phố là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện liên thông thành công hệ thống xác thực, định danh điện tử Người dân và Cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công An, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ, các cơ sở dữ liệu Quốc gia về Tư pháp, Bảo hiểm xã hội, Thông tin và Truyền thông… do các Bộ ngành triển khai.

Thành phố đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các dự án số hóa, tạo lập và làm giàu Kho dữ liệu Thành phố bằng việc tiên phong trong ban hành và triển khai Chiến lược quản trị dữ liệu. Cổng dữ liệu của Thành phố đã thực hiện chia sẻ dữ liệu cho các sở, ban, ngành, quận, huyện khai thác và sử dụng, bao gồm: Thông tin doanh nghiệp; Hộ kinh doanh cá thể; Thông tin giao dịch đảm bảo; Thông tin đăng ký quyền sử dụng nhà ở, đất ở; Cơ sở khám chữa bệnh; Chứng chỉ hành nghề y; Cơ sở giáo dục; Dịch vụ giáo dục; Dự án đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư công; Thông tin giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu; Dữ liệu hộ tịch và lý lịch tư pháp… Kho dữ liệu dùng chung của thành phố đã phục vụ hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM, kết hợp xây dựng ứng dụng khai thác, phục vụ cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Thành phố đã đưa vào vận hành các nền tảng lớn dùng chung là hạ tầng dữ liệu quan trọng của Chính quyền số TP, trong đó có hai nền tảng số quan trọng gồm: Nền tảng số hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố trên cơ sở hợp nhất hơn 40 phần mềm một cửa điện tử của các quận huyện, sở ban ngành; Nền tảng số hệ thống quản trị, thực thi Thành phố nhằm phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước.

Đi đầu trong cải cách thể chế và hoạt động triển khai Chính quyền số

Theo đó, Thành phố đã triển khai thiết lập quy trình xử lý các thủ tục hành chính, văn bản của tất cả cơ quan nhà nước bao gồm các sở ban ngành, TP Thủ Đức, quận huyện, phường xã thị trấn trên môi trường số, đưa vào vận hành 1.542 dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 97,7% trên tổng số TTHC, trong đó có 400 dịch vụ công đã được rà soát, tái cấu trúc quy trình và được Chủ tịch UBND Thành phố công bố đạt dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình. Việc đơn giản hóa quy trình đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình thụ lý hồ sơ, giảm bớt thời gian xử lý, và đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục cho người dân.

TP.HCM đi đầu trong hoạt động triển khai Chính quyền số - Ảnh. THANHUYTPHCM.VN.

TP.HCM đi đầu trong hoạt động triển khai Chính quyền số - Ảnh. THANHUYTPHCM.VN.

Thành phố cũng đã thực hiện đưa vào vận hành quản lý và giám sát tình hình xử lý kiến nghị người dân các lĩnh vực trên môi trường số của 625 đầu mối xử lý qua Cổng 1022; Theo dõi việc thực hiện kế hoạch năm các chỉ tiêu, kinh tế - xã hội của Thành phố với 110 chỉ tiêu của 20 nhóm lĩnh vực các ngành; các công việc thực hiện chỉ đạo của Ủy Ban, Thành ủy của quận huyện, sở ban ngành được nhắc nhở, giám sát trên môi trường số định kỳ hàng tuần.

Trong năm 2023, TP.HCM xác định Chủ đề về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là “Dữ liệu số”. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là: Người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Doanh nghiệp được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh…

10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Để đạt được các mục tiêu đề ra, năm 2023, Thành phố sẽ tập trung thực hiện 10  nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, hoàn thành Kế hoạch đưa vào vận hành thống nhất Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia; hệ thống xác thực định danh, cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an cũng như các CSDL Quốc gia các Bộ ngành. Thực hiện thống nhất quy trình số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính…

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng Công dân số: Triển khai ứng dụng di động thống nhất của Thành phố để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của các cơ quan Nhà nước và được phục vụ tại mọi nơi, mọi lúc. Chữ ký số sẽ được tích hợp trên hệ thống để người dân và doanh nghiệp có thể ký trực tiếp vào các biểu mẫu điện tử, có giá trị pháp lý như chữ ký tay và con dấu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Người dân quận 1, TP.HCM làm thủ tục hành chính

Người dân quận 1, TP.HCM làm thủ tục hành chính "không giấy".

Ba là, tiếp tục hoàn thiện và vận hành nhóm 05 nền tảng phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố: (1) Hệ thống theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo thời gian thực; (2) Hệ thống giám sát việc xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua Cổng thông tin 1022; (3) Hệ thống theo dõi chỉ số năng lực cạnh tranh của các sở, ngành, địa phương - DCCI; (4) Hệ thống theo dõi mức độ Chuyển đổi số của các sở, ngành, địa phương - DTI; (5) Ứng dụng công dân thống nhất của TP.

Bốn là, tổ chức triển khai hai chiến lược quan trọng: Chiến lược quản trị dữ liệu và Chiến lược An toàn thông tin. Trong đó, tập trung phát triển 3 nhóm dữ liệu gồm: Nhóm dữ liệu phục vụ Quản lý đất đai – đô thị;  Nhóm dữ liệu liên quan đến thông tin của Người dân và Nhóm dữ liệu về phát triển Tài chính – Doanh nghiệp.

Năm là, tiếp tục phát triển Kho dữ liệu dùng chung, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, Trung tâm an toàn thông tin thành phố. Tập trung phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số.

Sáu là, triển khai đề án thành lập Trung tâm Chuyển đổi số số TP.HCM là đơn vị trực thuộc UBND Thành phố để triển khai thực thi Chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số Thành phố nằm thúc đẩy phát triển Kinh tế số, Xã hội số theo Chương trình Chuyển đổi số Thành phố và Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Bảy là, tổ chức hệ thống đánh giá chỉ số Kinh tế số bài bản, khoa học. Thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, góp phần hiệu quả phát triển kinh tế số của Thành phố.

Tám là, triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, trước hết, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt.

Chín là, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số và an toàn thông tin; trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định.

Mười là, phát huy hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và truyền động lực tích cực cho toàn bộ cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp cùng Thành phố tham gia triển khai Chương trình chuyển đổi số và Đề án xây dựng đô thị thông minh.

Nguồn: https://nguoiquansat.vn/tp-hcm-xep-thu-2-ca-nuoc-ve-chuyen-doi-so-nam-2022-83579.html

19/07/2023

Ngành game khó khăn và nỗi lo mang tên “thuế tiêu thụ đặc biệt”

Không còn mua được game về phát hành như trước do đối tác chọn phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam, thêm áp lực đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp game kêu “quá khó” để phát triển ngành.
Đọc tiếp
19/07/2023

Việt Nam cần hơn 134 tỷ USD để đầu tư cho phát triển điện lực đến năm 2030

Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho nguồn điện khoảng 98,6 - 119,8 tỷ USD.
Đọc tiếp
19/07/2023

Việt Nam cần nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

Đến năm 2030, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5.000MW điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ và có thể tăng lên 8.000 MW.
Đọc tiếp
19/07/2023

Sau taxi, ông Phạm Nhật Vượng tiến quân vào thị trường xe ôm công nghệ, dự kiến chiêu mộ đến 20.000 tài xế

Được biết, sau 10 tuần ra mắt, hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã phục vụ hơn một triệu chuyến đi.
Đọc tiếp
19/07/2023

Dấu hỏi lớn xung quanh khoản phải thu khách hàng 10.400 tỷ đồng của Bamboo Airways

Bamboo Airways báo lỗ 17.600 tỷ năm 2022, âm vốn chủ sở hữu 835 tỷ đồng tính đến 31/12/2022.
Đọc tiếp
19/07/2023

Digiworld, TNG lần thứ 7 được vinh danh tại IR Awards, số lần nhận giải bằng Hòa Phát, Vingroup

Top 15 doanh nghiệp niêm yết nhóm Mid Cap xuất sắc nhất về hoạt động quan hệ nhà đầu tư đã được Ban tổ chức IR Awards công bố với sự xuất hiện của hai gương mặt quen thuộc là Digiwworld (DGW) và TNG.
Đọc tiếp
19/07/2023

Vụ 3 doanh nghiệp Việt có nguy cơ bị lừa tại Dubai - mắc sai lầm ở khâu nào?

Có ít nhất 3 doanh nghiệp ngành tiêu, điều và cây gia vị Việt Nam nghi bị một khách ở Dubai, cấu kết với ngân hàng lừa đảo hơn 7 tỷ đồng.
Đọc tiếp
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc
  • Thứ 2 đến thứ 6: 8h00 - 17h00
  • Thứ 7, Chủ nhật: Nghỉ cả ngày
Hỗ trợ khách hàng
Facebook Fanpage

Bản quyền © 2023 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AMG VIỆT NAM. Bảo lưu mọi quyền. Thiết kế website bởi Tất Thành